Đổ xô đi bắt “thần dược” tăng cường “bản lĩnh đàn ông”

Hải sâm vừa là thực phẩm tuyệt hảo, món ăn bổ dưỡng và khoái khẩu của nhiều người vừa là vị thuốc được quảng bá là có công hiệu tăng cường “bản lĩnh đàn ông”. Để săn được “thần dược” này, nhiều ngư dân vùng ven biển Nghệ An phải ngâm mình dưới nước nhiều tiếng đồng hồ bất kể nắng mưa, giá rét.

thợ săn đặc sản
Hai thợ săn đặc sản và "chiến lợi phẩm" sau nhiều tiếng đồng hồ ngâm mình dưới biển.

Ngậm ngải bắt hải sâm

Có mặt từ sáng sớm tại bãi biển xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu (Nghệ An), chúng tôi được mục sở thị cảnh săn loại hải sản đặc biệt này. Anh Nguyễn Mạnh Hùng (27 tuổi, xóm Yên Thịnh) cho biết: “Ở quê tôi, con hải sâm được gọi là con "rum". Để bắt được nó, chỉ có cách duy nhất là lặn xuống biển, dùng tay không. Không kể nắng mưa, rét mướt, người bắt “rum” ngâm mình dưới biển hàng tiếng đồng hồ”.

Từ khi trời còn tối mịt, thợ săn đã đi chân trần lội ra vùng biển nước gần ngập đầu người, rồi đi giật lùi, hai chân liên tục đạp nhẹ xuống đất biển để tìm dấu vết con “rum”. Mỗi khi bàn chân cảm nhận được trúng con mồi, thợ săn ngay lập tức lặn xuống, một tay nắm lấy thân hải sâm, một tay thọc sâu đón bắt rồi cho vào túi mang theo bên mình. Thân “rum” rất trơn nên dễ tuột khỏi lòng tay, vì vậy ngư dân phải hết sức khéo léo và nhanh nhẹn. Người có kinh nghiệm mới bắt được chứ không có kinh nghiệm thì chỉ chạm được vào “rum” một cái là mất dấu ngay. Yêu cầu của thợ săn “rum” là có sức khỏe, dẻo dai, bơi giỏi và chịu khó. Mỗi ngày đi săn như vậy, trung bình mỗi người bắt giỏi cũng được khoảng 3 - 4kg với giá bán cho các nhà hàng 100.000 đồng/kg.

Con “rum” chỉ xuất hiện nhiều ở nơi có con nước, vào buổi sáng của 3 ngày cuối tháng, trong khoảng từ 5h - 8h sáng. Sau khoảng thời gian ấy, thủy triều lên là hải sâm trốn hết.

con hải sâm

Món ăn tăng cường “bản lĩnh đàn ông”

Loại hải sâm người dân săn bắt được có màu xám đất, thân dạng ống và dài như quả dưa chuột, quanh mình có nhiều chất nhớt, trơn. Ở giữa thân phình to ra, thon nhỏ ở hai đầu, trên miệng có nhiều tua.

Nhiều ngư dân cho biết, loại hải sâm này có ở các tỉnh ven biển miền Trung, trong đó Nghệ An, Thanh Hóa là nhiều nhất. Theo kinh nghiệm dân gian, hải sâm phơi khô, tán bột là vị thuốc có tác dụng trị các bệnh về suy giảm khả năng sinh dục, yếu sinh lý. Còn nếu ăn tươi có tác dụng bổ dưỡng và tăng “nóng” bản lĩnh đàn ông. Do đó, các món ăn từ hải sâm được cánh mày râu đặc biệt ưa chuộng.

Anh Nguyễn Văn Tâm - chủ một nhà hàng ven biển huyện Diễn Châu - cho biết: “Khách rất thích món ăn này, nhưng ai muốn ăn phải đặt trước một vài ngày mới có. “Rum” có thể chế biến thành nhiều món, trong đó món “rum” om chuối, "rum" cuốn lá lốt rất thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Có người ở huyện Yên Thành mua hẳn 5kg về ăn. Tôi có hỏi tại sao mua nhiều thế, vị khách vui tính trả lời: “Mua về hai vợ chồng ăn cho vui”.

Theo anh Tâm, có người tên Lê Văn K, quê ở huyện Đô Lương, lấy vợ 4 năm mà chưa có con, nghe người dân nói ăn hải sâm có thể tăng cường khả năng sinh sản, nên gần 1 năm nay, tháng nào anh ấy cũng đến quán tôi mua tiền triệu về ăn dần. Tháng trước, anh K có điện đến thông báo với anh Tâm là vợ cậu ấy đã mang thai, cả nhà vui mừng khôn xiết. "Tiếng lành đồn xa", người các nơi đến tìm ăn, mua hải sâm ngày một nhiều.

Theo các tài liệu đông y, hải sâm vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận ích tinh, tráng dương, sát khuẩn, bổ khí huyết… Người dân thường phơi khô, rồi tán bột dùng dần. Giá bột "rum" rất cao, khoảng 1,5 triệu đồng/kg. Trước đây, “rum” ở ven biển xứ Nghệ rất nhiều và rẻ, nhưng do bị săn bắt quá nhiều nên ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, Nhà nước cần có những giải pháp bảo tồn, phát triển loài hải sản quý này.

Báo Lao Động, 30/08/2015
Đăng ngày 31/08/2015
NGUYỄN HỒNG QUÂN - NGUYENHONGQUANNGHEAN@GMAIL.COM
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 07:41 18/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 07:41 18/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 07:41 18/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 07:41 18/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 07:41 18/05/2024